Luật treo giò trong bóng đá là một trong những hình phạt khá nặng đối với các cầu thủ khi thi đấu trên sân. Để hiểu rõ hơn về luật này, hãy cùng Cà Khịa TV tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.
I. Luật treo giò trong bóng đá là gì?

Treo giò là hình thức kiểm điểm những sai lầm của cầu thủ khi thi đấu trên sân. Theo đó, khi cầu thủ nhận được thẻ đỏ sẽ bắt buộc phải rời sân thi đấu và án treo giò sẽ cấm cầu thủ đó thi đấu trong một khoảng thời gian cụ thể. Thời gian của án treo giò sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp mà cầu thủ đó vi phạm.
Luật treo giò trong bóng đá xuất hiện từ khá lâu và được Liên đoàn bóng đá thế giới quy định và ban hành. Mặc dù án treo giò đã có sự thay đổi theo thời gian nhưng đa phần nó vẫn không khác gì so với những quy định ban đầu.
Cụ thể, án treo giò được thực hiện khi cầu thủ phạm lỗi và được dựa vào thẻ vàng, thẻ đỏ mà trọng tài đưa ra. Đây được xem là tiêu chí để quy định về mức án treo giò mà cầu thủ sẽ nhận là bao lâu. Nếu mức độ phạm lỗi nặng thì thời gian chịu án treo giò sẽ dài hơn, ngược lại nếu phạm lỗi nhẹ thì thời gian sẽ ngắn hơn.
II. Tầm quan trọng của luật treo giò
Luật treo trò là một trong những yếu tố quan trọng của các trận đấu, bởi việc cầu thủ buộc phải rời sân thi đấu ngay lập tức có thể ảnh hưởng đến chiến thuật, kế hoạch của đội bóng.
Bên cạnh đó, khi cầu thủ bị treo giò sẽ khiến đội bóng phải chơi thiếu người, điều này có thể làm giảm khả năng tấn công và tạo ra nhiều cơ hội cho đối phương.
Tuy nhiên, luật treo giò trong bóng đá cũng được dùng như một biện pháp tâm lý để áp đảo đối thủ. Bởi khi một đội bóng có cầu thủ bị treo giò, điều này có thể gây hoang mang cho đối phương, đồng thời cũng mang đến lợi thế tinh thần cho đội bóng.
Bên cạnh đó, án treo giò còn mang đến một số ý nghĩa quan trọng như:
- Luật treo giò là hình phạt nghiêm khắc với những hành vi nghiêm trọng trong bóng đá như phạm lỗi nguy hiểm, sử dụng chất chấm…
- Án treo giò có ảnh hưởng lớn đến danh dự và uy tín của cầu thủ. Điều này có thể truyền cảm hứng cho các cầu thủ trẻ để tuân thủ các nguyên tắc và phát triển một tinh thần fair-play.
Ngoài ra, luật treo giò còn được dùng như một biện pháp trừng phạt các cầu thủ có hành vi không đúng chuẩn mực, vi phạm quy tắc trên sân đấu. Một cầu thủ bị án treo giò sẽ phải chịu hậu quả cho hành động của mình và đội bóng phải thi đấu thiếu người.
III. Thời gian chịu án treo giò
Thời gian án treo giò sẽ phụ thuộc và số thẻ vàng, thẻ đỏ mà cầu thủ đó nhận được trong trận đấu hoặc giải đấu. Cụ thể như sau:
1. Thẻ vàng treo giò mấy trận?

Thẻ vàng thường được trọng tài rút ra để cảnh cáo hành vi của cầu thủ trong trận đấu. Vì thế, nó cao vai trò cảnh cáo cầu thủ cần phải thay đổi hành vi của mình để không nhận thẻ đỏ.
Tuy nhiên, thẻ vàng không gây án treo giò trực tiếp cho các cầu thủ. Theo đó, cầu thỉ sẽ nhận án treo giò nếu bị thẻ vàng thứ 2 trong cùng trận đấu hoặc tổng số thẻ vàng quy định trong những trận đấu tiếp theo của giải đấu.
Theo luật treo giò trong bóng đá hiện hành, nếu cầu thủ bị phạt 2 thẻ vàng trong 2 trận liên tiếp sẽ bị cấm thi đấu trận đấu tiếp theo. Tuy nhiên cũng có trường hợp cầu thủ bị cấm thi đấu trong vòng 2 trận.
Thời gian chịu án treo giò của thẻ vàng thứ 2 sẽ được quy định khác nhau theo từng giải đấu hoặc ban tổ chức.
2. Thẻ đỏ trực tiếp bị án treo giò mấy trận
Thẻ đỏ thường được trọng tài rút ra khi cầu thủ vi phạm hành vi nghiêm trọng hoặc gây nguy hiểm cho cầu thủ đối phương. Cầu thủ nhận thẻ đỏ sẽ phải rời sân thi đấu ngay lập tức.
Thời gian chịu án phạt treo giò của thẻ đỏ có thể khác nhau tùy theo từng giải đấu, ban tổ chức. Thông thường, thời gian treo giò sẽ kéo dài từ 1 đến 3 trận hoặc thậm chí lâu hơn, tùy thuộc vào mức độ vi phạm và quy định của từng giải đấu.
IV. Án treo giò tại một số giải đấu lớn
1. Luật treo giò trong bóng đá tại Ngoại hạng Anh
Tại Ngoại hạng Anh, luật treo giò cũng có sự khác biệt so với nguyên bản. Theo đó, thẻ vàng sẽ được tính riêng, không còn gộp với FA cup và Carabao cup như trước. Điều này đã giảm áp lực cho các cầu thủ, đội bóng khi nhận thẻ.
Tuy nhiên, nếu cầu thủ nhận thẻ đỏ trực tiếp thì án phạt sẽ có hiệu lực cho tất cả các giải đấu. Hơn thế, cầu thủ vẫn bị cấm thi đấu nếu số thẻ vàng nhận được vượt mức cho phép.
- 5 thẻ vàng trong 19 trận đấu
- 10 thẻ vàng trong 32 trận đấu
- 15 thẻ vàng trong cả mùa giải.
Lưu ý, nếu cầu thủ nhận thẻ vàng thứ 15 ở trận cuối cùng của mùa giải thì sẽ phải chịu án phạt trong trận đầu tiên của mùa giải mới.
2. Luật treo giò tại C1 châu Âu

Theo quy định của Liên đoàn bóng đá châu Âu, nếu cầu thủ nhận 3 thẻ vàng trong bất kỳ trận đấu nào tại châu Âu thì sẽ bị cấm thi đấu trận tiếp theo.
Tuy nhiên, kể từ sau khi UEFA đổi luật treo giò trong bóng đá thì sau khi đã thi đấu xong vòng bảng của Champions League, số lượng thẻ vàng của các cầu thủ sẽ được “xóa” để tính lại từ đầu cho vòng loại trực tiếp. Điều này giúp cầu thủ có thể tham gia trận chung kết.
Trừ trường hợp cầu thủ nhận thẻ đỏ trực tiếp trong trận bán kết hoặc bị án phạt nặng hơn thì sẽ bị cấm thi đấu trong trận chung kết.
V. Những cầu thủ chịu án phạt treo giò nổi tiếng nhất thế giới
Dưới đây là một số cầu thủ nổi tiếng bị Liên đoàn bóng đá thế giới áp dụng luật treo giò trong bóng đá nặng nhất.
- Diego Maradona: Trong World Cup 1994, Maradona đã dương tính với chất cấm và bị FIFA treo giò trong vòng 15 tháng.
- Eric Cantona: Cầu thủ người Pháp này đã bị treo giò 9 tháng sau khi tấn công một CĐV trong trận đấu giữa Manchester United và Crystal Palace vào năm 1995.
- Luis Suarez: Tiền đạo người Uruguay này đã chịu án phạt treo giò 4 tháng sau khi cắn cầu thủ Giorgio Chiellini trong trận đấu World Cup 2014.
- Zinedine Zidane: Trong trận chung kết World Cup 2006, Zidane đã bị treo giò sau khi đẩy ngực Marco Materazzi của Italia bằng đầu.
VI. Kết luận
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về luật treo giò trong bóng đá cũng như tầm quan trọng của án phạt này rồi đúng không. Để có thêm nhiều kiến thức bóng đá thú vị khác, bạn hãy theo dõi trang web thường xuyên nhé.