Hiện tượng mưa sao băng cùng với các hiện tượng thiên văn học khác luôn được mọi người quan tâm và theo dõi rất nhiều. Với tần suất số lần xuất hiện không nhiều trên một năm nên mọi người ai nấy đều háo hức chờ đón những đợt mưa sao băng. Vậy sau đây chúng ta hãy cùng điểm qua những thời gian xuất hiện mưa sao băng trong năm 2020 này với những thông tin cụ thể nhé.
Đầu tiên chúng ta hãy cùng xem khái niệm mưa sao băng là gì? giúp cho những bạn chưa tìm hiểu kỹ về mưa sao băng có thể hiểu nha.
Mưa Sao Băng Là Gì?
Sao băng hay sao sa, là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển.
Thực chất sao băng là một tia lửa thoáng hiện trên bầu trời, trên thực tế nó không phải là một ngôi sao rơi khỏi bầu trời mà là một viên đá nhỏ của vũ trụ, xuyên qua khí quyển với vận tốc rất lớn, khoảng 100.000km/h. Lực ma sát của không khí lập tức làm nóng viên đá này, nó chói sáng lên và để lại một vệt sáng dài.
Có rất ít thiên thạch có khả năng rơi xuống đến tận mặt đất, do phần lớn chúng có kích thước và khối lượng nhỏ nên đã bị thiêu cháy hết trên đường đi xuống mặt đất hoặc đơn giản là chúng chỉ xẹt ngang qua bầu khí quyển của Trái Đất rồi lại tiếp tục hành trình của mình trong không gian do chúng có vận tốc đủ lớn để không bị rơi xuống Trái Đất.
Những thiên thạch có khối lượng đủ lớn để rơi được xuống mặt đất thường tạo ra những hố lòng chảo sâu hoắm.
Sao băng thường xuất hiện khi nào?
Thực chất những trận mưa sao băng mỗi năm chỉ xuất hiện được vài lần, thậm chí còn hiếm hơn nữa. Nhưng sao băng không thật sự hiếm tới vậy, như năm 2008 được ghi nhận là có tới 30 trận mưa sao băng.
Và việc quan sát được các sao băng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như trời mây hay độ ô nhiễm không khí của của thành phố đó. Nếu như bầu trời hôm đó nhiều mây thì việc quan sát sao băng là điều không thể, hay thành phố có quá nhiều bụi bẩn ô nhiễm hay ánh sáng thì việc quan sát sao băng cũng gặp nhiều khó khăn
Quan sát mưa sao băng như thế nào ?
Hình ảnh chụp hàng loạt các sao băng của trận mưa sao băng Leonids 2001 bằng cách để độ phơi sáng của máy ảnh hơn 1 tiếng (ảnh Tago Shusaku)
Kẻ thù của quan sát thiên văn nói chung và mưa sao băng nói riêng là mây và sự ô nhiễm ánh sáng trong thành phố. Hẳn nhiên nhiều mây thì ta chẳng nhìn thấy gì rồi, nhưng ánh sáng thành phố cũng cản trở rất nhiều việc quan sát bầu trời. Bạn nào có dịp về thôn quê sẽ thấy bầu trời rất lấp lánh với hàng nghìn ngôi sao trong khi ở thành phố chỉ thấy vài ngôi sao có độ sáng lớn.
Một kẻ thù khác của việc quan sát là …Mặt trăng. Ánh sáng từ trăng cũng át gần hết các ngôi sao khác, nên nếu không phải là quan sát trăng thì tốt nhất nên chọn những thời điểm không có trăng để quan sát như đầu hoặc cuối tháng. Tuy nhiên các trận mưa sao băng lại diễn ra vào những ngày xác định không cho phép ta lựa chọn, vì vậy ta nên đợi cho trăng lặn hoặc chưa mọc để quan sát.
Một chú ý khác là sẽ quan sát được nhiều sao băng hơn khi Tâm điểm của các trận mưa sao băng đã xuất hiện trên bầu trời, nhưng điều này không đồng nghĩa là trước khi chòm sao đó xuất hiện trên bầu trời thì không có sao băng.
Tóm lại là các bạn nên tìm chỗ quang, tối . Và nếu được thì nên nằm để có thể nhìn được bầu trời rộng hơn.
Lịch Thời Gian, Hướng Xem Mưa Sao Băng Trong Năm 2020
22/04: LYRID
- Số lượng: ~20 sao băng/giờ.
- Thời gian: Từ 23:00.
- Hướng: Đông Bắc.
Chòm sao: Lyra (Thiên Cầm/Đàn trời).
Ánh sáng Mặt Trăng: Không có.
06/05: ETA AQUARIID
MƯA SAO BĂNG NỔI BẬT MÙA HÈ
- Số lượng: ~40 sao băng/giờ.
- Thời gian: Từ 02:00 SÁNG.
- Hướng: Đông.
Chòm sao: Aquarius (Bảo Bình/Người mang nước).
Ánh sáng Mặt Trăng: Có Mặt Trăng gần tròn.
28/07: DELTA AQUARIID
- Số lượng: ~25 sao băng/giờ.
- Thời gian: Từ 22:00.
- Hướng: Đông Nam.
Chòm sao: Aquarius (Bảo Bình/Người mang nước).
Ánh sáng Mặt Trăng: Không có.
13/08: PERSEID
MƯA SAO BĂNG LỚN NHẤT MÙA THU
- Số lượng: ~100 sao băng/giờ.
- Thời gian: Từ 00:00 (nửa đêm).
- Hướng: Đông Bắc.
Chòm sao: Perseus (Anh Tiên/Dũng sĩ).
Ánh sáng Mặt Trăng: Có Mặt Trăng bán nguyệt.
22/10: ORIONID
- Số lượng: ~20 sao băng/giờ.
- Thời gian: Từ 00:00 (nửa đêm).
- Hướng: Đông.
Chòm sao: Orion (Lạp Hộ/Thợ săn).
Ánh sáng Mặt Trăng: Không có.
16/11: LEONID
- Số lượng: ~15 sao băng/giờ.
- Thời gian: Từ 01:00 SÁNG.
- Hướng: Đông Bắc.
Chòm sao: Leo (Sư Tử).
Ánh sáng Mặt Trăng: Không có.
14/12: GEMINID
MƯA SAO BĂNG LỚN CHỐT SỔ NĂM 2020
- Số lượng: ~150 sao băng/giờ.
- Thời gian: Từ 22:00.
- Hướng: Đông Bắc.
Hãy ghi chú lại những mốc thời gian để có thể chiêm ngưỡng những trận mưa sao băng trong năm 2020 này nhé, chắc chắn những trận mưa sao băng đó sẽ cuốn hút bạn và khiến bạn luôn mong muốn chờ đợi nó đấy.
Lịch Thời Gian, Hướng xem mưa sao băng 2020 chúng tôi cung cấp chính xác giúp bạn không bỏ lỡ các đợt mưa sao băng trong năm 2020.